Memcached là gì? Hướng dẫn cài đặt Memcached với W3 Total Cache

Memcached là gì?

Memcached là một module có trong PHP, giúp tạo bộ nhớ đệm (cache) cho các truy vấn đến database của blog/ website WordPress. Memcached có tác dụng tăng tốc độ load và khả năng chịu tải cho site của bạn. Memcached là cộng sự tuyệt vời của các plugin hỗ trợ tạo cache với file tĩnh (hình ảnh, JS, CSS…). Những plugin WordPress tích hợp Memcached là gì?
Memcached là phương thức tăng tốc xử lý dữ liệu rất cần thiết với các website WordPress
Memcached là phương thức tăng tốc xử lý dữ liệu rất cần thiết với các website WordPress

WordPress có sẵn một số plugin tốt giúp bạn tạo cache với Memcached, chẳng hạn như W3 Total Cache hay WP-FFPC (dùng trên VPS hoặc hosting có ip riêng).

Memcached hoạt động thế nào?

Mục đích chính của Memcached là để tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách truy vấn cơ sở dữ liệu bộ nhớ đệm, nội dung, hoặc kết quả tính toán khác.

Memcached là ban đầu là một ứng dụng Linux, vì thế Memcached thường được sử dụng ở các server Linux để tăng tốc độ xử lý dữ liệu. Vì Memcached là mã nguồn mở nên đã được các nhà lập trình phát triển cho nền tảng Windows sử dụng. Giờ đây Memcached được ứng dụng không chỉ trên Server Linux mà còn cả Server Windows.

Sơ đồ hoạt động của Memcached 

Sơ đồ biểu diễn hoạt động của Memcached
Sơ đồ biểu diễn hoạt động của Memcached
Request đầu tiên: truy cập vào CSDL thì server sẽ trả lại kết quả cho
  • User như thông thường hiện nay
  • Và kèm thêm một việc là trả dữ liệu vào memcached.
Các request lần sau:
  • Truy cập nó sẽ không yêu cầu server làm việc nữa thay vào đó nó sẻ đưa từ memcached trả lại cho user
  • Việc đó sẽ giúp giảm thiểu 1 lượng lớn công việc mà server cần làm việc. Giúp website của bạn chạy nhanh hơn khoảng 70%

Ưu điểm của Memcached là gì?

  • Memcached dùng để làm nơi lưu trữ dữ liệu chia sẻ, thường là lưu session. Cái này rất tiện lợi nhất là trong các kiểu load balancing đơn giản như nginx hay pound, khỏi phải lo tới vấn đề persistence session.
  • Memcached để giảm thiểu read từ db: cho những dữ liệu ít thay đổi và cần tính toán, query phức tạp, tốn tài nguyên.
  • Có thể cài đặt trên môi trường: Windows, Linux. Vì hosting là một phần của Server nên Memcached cũng trở thành ưu điểm của Cloud hosting linuxCloud hosting windows.

Nhược điểm của Memcached là gì?

  • Memcached không có cơ chế thẩm định tính chính xác của dữ liệu lưu trong nó. Điều này có thể thấy quá cấu trúc hệ thống (memcached không có bất cứ sự liên hệ nào với db, mà nằm độc lập).
  • Bắt buộc phải cài memcached vào Server.
  • Chưa đồng bộ tự động với dữ liệu database khi dữ liệu thay đổi:  Ví dụ: Database có dữ liệu là A và Memcached cũng có dữ liệu là A. Lúc database đổi giá trị sang B nhưng memcached vẫn là A. Các bạn có thể tham khảo giảm pháp sử dụng Sqlcachedependency

Hướng dẫn cài đặt Memcached với W3 Total Cache

Kích hoạt W3 Total Cache

Đầu tiên bạn cần cài đặt plugin W3 Total Cache và kích hoạt nó trên website. Sau đó bạn vào mục Performance => General Settings và bắt đầu thiết lập như sau.
Bạn cần kích hoạt W3 Total Cache trước khi cài đặt Memcached
Bạn cần kích hoạt W3 Total Cache trước khi cài đặt Memcached

Sau đó các bạn thiết lập như sau (các tùy chọn không nhắc đến thì để mặc định):

Page Cache

Tick vào dấy Enable, và chọn Disk: Enhanced
Tick vào dấy Enable, và chọn Disk: Enhanced


Object Cache

Tick vào dấu Enable, chọn Memcached. Sau đó ấn nút Save all settings để lưu lại.
Tick vào dấu Enable, chọn Memcached. Sau đó ấn nút Save all settings để lưu lại.

Tuy nhiên Memcached vẫn chưa chạy được mà bạn cần phải thiết lập lại thông tin máy chủ Memcached cho đúng để website có thể kết nối đến.
Truy cập vào mục Performance => Database Cache và thiết lập máy chủ và cổng kết nối Memcached như hình dưới đây:
 Nhập các thông số cần thiết để kích hoạt Memcached trên W3 Total Cache

Nhập các thông số cần thiết để kích hoạt Memcached trên W3 Total Cache

Với 10.20.12.14 là địa chỉ IP máy chủ Memcached. 14216 là port kết nối Memcached trong trường hợp này.

Để có thông tin này bạn cần phải kích hoạt Memcached trên hosting trước. Bạn có thể ấn nút Test để tiến hành kết nối thử xem thành công hay chưa. Sau khi hoàn tất nhớ ấn nút Save all settings để lưu lại.

Tương tự như vậy, bạn thiết lập lại IP và port trong mục Performance => Object Cache để website có thể kết nối đến máy chủ Memcached.

Đó là cách thiết lập Memcached đơn giản nhất cho WordPress. Hy vọng bạn tìm được những thông tin cần thiết trong bài viết này!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét